Phân biệt QA, QC, KCS/OTK

Phân biệt QA, QC, KCS/ OTK:
.
(Vẫn còn nhiều bạn hỏi về chủ đề này nên mình đăng lên đây cho các bạn chưa biết nắm rõ)
Theo mình thấy thì tùy từng công ty sẽ có cách gọi tên bộ phận chất lượng khác nhau (tùy thuộc nhận thức chất lượng của lãnh đạo), nhưng về nguyên tắc theo lịch sử của quản lý chất lượng thì:

– KCS (hoặc OTK) đúng nghĩa chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng thôi, (chỉ là anh cảnh sát đi chữa cháy, phân hạng chất lượng ==> không ngăn ngừa được sai lỗi nên chi phí chất lượng rất cao). Đây là level thấp nhất và cổ xưa nhất trong QLCL

– QC cao hơn một bậc, có kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng từ nguyên liệu, quá trình sản xuất, môi trường sản xuất, thiết bị, con người, bán thành phẩm và thành phẩm (nhưng chỉ giới hạn kiểm soát trong phạm vi nhà máy và kết quả của QC thường đi sau sự kiện, tức là trong thời gian chờ kiểm nghiệm, phát hiện được lỗi thì nó đã chạy vào bao nhiêu sản phẩm rồi ==> chi phí chất lượng cũng khá lớn)

– QA cao hơn nữa là kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm (Food chain) từ nhà cung cấp (đánh giá lựa chọn ban đầu, giải quyết các vấn đề chất lượng phát sinh… và đánh giá định kỳ), kiểm soát trong nhà máy sản xuất,… cho tới nhà phân phối và tận dịch vụ khách hàng cơ.

Trong thực tế, nhiều công ty lớn có cả QA và QC để chuyên biệt hóa, QA chuyên chịu trách nhiệm thiết lập và kiểm soát hệ thống (như ISO và các hệ thống quản lý, kiểm soát khác…) các chính sách, sổ tay chất lượng, thủ tục, quy trình làm việc (procedure) và tiêu chuẩn sản phẩm, nguyên liệu…, kiểm soát phần bên ngoài nhà máy, còn QC chịu trách nhiệm tuân thủ, kiểm soát theo tiêu chuẩn quy định và chỉ trong phạm vi nhà máy…
Hiện nay, có những công ty thì KCS làm đầy đủ các công việc như QC hoặc “quen miệng” gọi QC là KCS…
.
Càng lên level cao thì các bạn thấy ngay là hoạt động chất lượng chủ yếu mang tính ngăn ngừa, đi trước sự kiện…

Source: FB Trần Thế Xuân

0936 056 005